8 bí mật của cơ thể

Cơ thể con người được xem như một cỗ máy cực kỳ hoàn hảo. Các phản ứng sinh hóa luôn xảy ra liên tục, các dòng vật chất luân chuyển liên tục và hòa trộn vào nhau. Trong vô vàn những phức tạp ấy, có những hiện tượng tưởng chừng như không thể tồn tại trong cơ thể nhưng nó lại hiển hiện trong cổ máy sống này một cách kỳ diệu. Nào chúng ta hãy cùng khám phá những bí mật đó nhé!

1.      Dịch dạ dày – một chất độc nguy hiểm

Theo khoa học thì chúng ta có thể biết rằng không có loiaj vật chất nào an toàn trước axit chlorhydric (HCl) – một loại hóa chất ăn mòn dung để xử lý kim loại trong các ngành công nghiệp. Thậm chí axit này có thể tẩy rửa sạch sẽ các gỉ sét trên bề mặt kim loại.

Thế nhưng kỳ lạ là các tế bào dạ dày lại rất bình an vô sự trước chất độc nguy hiểm này. Thậm chí màng nhầy của thành dạ dày còn giữ lại axit này để phân bổ khắp hệ tiêu hóa nhằm chuyển hóa thức ăn tạo ra dinh dưỡng nuôi cơ thể.

2.      Xương gãy là để cân bằng khoáng chất

Bộ xương là hệ thống nâng đỡ cơ thể, hỗ trợ và bảo vệ các cơ quan, hỗ trợ cơ bắp đồng thời đảm nhiệm chức năng điều chỉnh mức canxi trong cơ thể. Thành phần chủ yếu của xương gồm có canxi và phosphor, các chất này sẽ được chuyển hóa để hỗ trợ cho hệ thống cơ bắp và thần kinh. Đó là lý do khi lượng canxi bị thiếu hụt, một số hóc-mon chức năng sẽ gây ra phản ứng giòn xốp và dễ gãy cho xương nhằm tập trung lượng canxi ít ỏi đó cho hệ thần kinh và các bộ phận khác của cơ thể. Chỉ khi hàm lượng canxi trong tế bào đạt được hàm lượng tương đối thì tình trạng xương sẽ dần ổn định lại.

Đọc thêm: Nguyên tắc “3 cái nửa giờ” cho cuộc sống vui khỏe

3.      Ăn để tiếp oxy cho não

Mặc dù chỉ chiếm 2% trọng lượng cơ thể nhưng bộ não lại cần tới 20% oxy và năng lượng toàn thân. Để giữ cho não luôn đủ nguồn dinh dưỡng dự trữ, ba mạch máu chính của bộ não sẽ liên tục bơm để tiếp oxy.

Bất cứ một trục trặc nhỏ nào ở các mạch máu này như tắc nghẽn hay rách vỡ cũng đều “bỏ đói” tế bào não vốn rất cần cho hoạt động kiểm soát và chỉnh sửa các chức năng khu vực. Kết cục là xảy ra một cơn đột quỵ.

4.      Lãng phí “trứng”

Trung bình một bé gái ở tuổi dậy thì có khoảng 34.000 nang trứng chưa chín, nhưng chỉ khoảng 350 trong số đó chin rụng cho đến tuổi mãn kinh, mỗi tháng 1 trứng.

Khi phụ nữ bước vào độ tuổi cuối 40 đầu 50, hai buồng trứng sản xuất ít estrogen hơn; những nang trứng chưa chín bắt đầu hư hao và không phóng thích được xuống tử cung như trước, chúng sẽ tự hủy.

5.      Tới lớn mới mọc … răng “khôn”

Răng không nhưng mọc rất ... ngu

Răng không nhưng mọc rất … ngu

Sự tiến hóa quả thực đôi khi không phải là hoàn hảo, nếu không có lẽ chúng ta đã có được đôi cánh thay vì chỉ là những chiếc răng khôn. Thế nhưng các cơ quan vô dụng này lại đeo bám theo ta.

Khá lâu trước khi loài người tiến hóa hoàn toàn, những chiếc răng khôn có tác dụng nhai, nghiền nát thức ăn. Nhưng khi bộ não phát triển, cấu trúc xương hàm cũng thay đổi theo dẫn đến việc xuất hiện thêm những chiếc răng khôn cuối cũng nhiều khi lại được xem là móns quà không mong đợi.

Xem thêm: Nguyên tắc “3 cái nửa phút” – khỏi mang tật suốt đời

6.      Cười và ngáp rất dễ … lây

Có bao giờ tự dung bạn nhìn thấy một ai đó ngáp, lập tức bạn cũng có hành động tương tự.

Cười cũng vậy, một bằng chứng khoa học gần đây cho thấy hành vi này là một kiểu bắt chước mang tính xã hội. Do vậy chỉ cần nghe một tiếng cười giòn cũng đủ kích thích khu vực não bộ làm chuyển động cơ mặt, khiến bạn cười theo. Hành động bắt chước này đóng một vai trò quan trọng trong tương giao xã hội.

Các phản ứng khác như hắt hơi, cười, khóc và ngáp đều mang tính dây chuyền như cách tạo mối liên hệ xã hội mạnh mẽ.

7.      Bốn màu da trên cơ thể

Các màu da trên cơ thể

Các màu da trên cơ thể

Các mạch máu gần bề mặt da luôn bổ sung sắc tố đỏ và kết hợp cùng với sắc tố nâu – vàng để tạo ra độ sáng tối riêng cho từng khu vực.

Khi sắc tố nâu – đen hình thành sau phản ứng với tia cực tím, một bề mặt da rộng sẽ chuyển sang mà đen.

Chính bốn màu sắc này trộn lẫn với tỉ lệ khác nhau để tạo ra những sắc độ riêng trên cơ thể cũng như màu da của các chủng tộc.

8.      Không gian kích thích bộ nhớ

Chắc đã không ít lần trong đời đôi khi mình cảm thấy bất lực khi không nhớ nổi một điều gì đó, chẳng hạn như ngày sinh của ba mẹ, người yêu, một ngày kỷ niệm quan trọng,… Bởi vậy nếu lần sau không còn sinh nhật bố mẹ thì ngay lần sinh nhật này bạn hãy thật cung kính, mua cho ba mẹ một món quà thật ý nghĩa, tặng một bó hoa thật đẹp nữa nhé!

Đơn giản bởi trí nhớ của bạn chịu tác động của các giác quan, một cảnh tượng hay âm thanh gì đó cũng có thể gợi cho nhớ rõ những chuyện xảy ra từ rất lâu, xa lắc xa lơ. Theo một nghiên cứu thì tiếng chuông xe đạp có thể làm chúng ta nhớ lại quãng đường ngày xưa đến trường.

Xem tiếp: Phòng bệnh hơn chữa bệnh

Theo dõi fanpage để cập nhật thêm các thông tin mỗi ngày:

https://www.facebook.com/S%E1%BB%AFa-non-alpha-lipid-lifeline-346988389065908/

Bình chọn cho post

Đánh giá bài viết này