Các nguyên nhân chính dẫn đến bệnh ung thư

Theo thống kê của  tổ chức y tế thế giới WHO, mỗi năm trên toàn thế giới có tới 12,7 triệu người mới mắc bệnh ung thư và trên 7,6 triệu người tử vong. Tại Việt Nam, mỗi năm có 150.000 người mắc và trên 75.0000 người tử vong vì căn bệnh quái ác này. Đây là một căn bệnh có tỉ lệ tử vong rất cao. Không những vậy bệnh ung thư còn gây rất nhiều đau đớn khi phát bệnh hoặc trải qua quá trìn điều trị bệnh khắc nghiệt bằng hóa trị, xạ trị hay phẫu thuật. Bệnh ung thư là nỗi ám ảnh giống như một bản án tử hình cứ treo lơ lửng trên đầu những bệnh nhân ung thư, và đây cũng được xem là căn bệnh gây tốn kém nhiều chi phí điều trị nhất cho bệnh nhân và gia đình. Chính vì vậy, bệnh pháp tốt nhất tránh rơi vào tình cảnh trên thì việc phòng ngừa, tránh xa các tác nhân gây bệnh là vấn đề cần được quan tâm. Để có biện pháp ngăn ngừa bệnh hợp lý chúng ta cần nắm rõ các nguyên nhân chính dẫn đến bệnh ung thư.

Ngăn ngừa bệnh ung thư

Ngăn ngừa bệnh ung thư

Xem thêm: Các giai đoạn phát triển của bệnh ung thư cần biết

Các nguyên nhân chính dẫn đến bệnh ung thư

Nhóm các tác nhân hóa học

Thuốc lá

Hút thuốc lá được xem là tác nhân hàng đầu, đây là nguyên nhân của 30% trong tổng số các loại ung thư ở người; chiếm đến 90% các ca bị ung thư phổi, thanh quản, thực quản, khoang miệng, bàng quang, tụy, dạ dày.

Trong khói thuốc không chỉ có chất nicotine ảnh hưởng đến hệ tim mạch mà còn có trên 40 loại hóa chất khác nhau gây ung thư. Hút thuốc ở người tuổi càng trẻ, thời gian hút càng dài, số lượng hút trong một ngày càng nhiều thì càng có nguy cơ cao.

Nếu người hút thuốc có kèm theo nghiện rượu thì nguy cơ mắc ung thư càng cao hơn nữa. Người đang hút thuốc mà bỏ hút thì nguy cơ gây ung thư sẽ giảm dần theo thời gian. Sau 5 năm ngừng hút thì nguy cơ bị ung thư phổi giảm 50%, sau 10 năm ngừng hút thì nguy cơ còn không đáng kể, gần như người không hút.

Những người không hút thuốc mà sống cùng với người hút thuốc thì cũng có nguy cơ mắc các loại bệnh liên quan đến hút thuốc lá như bệnh tim mạch, hô hấp và ung thư như chính người hút, nhất là đối với phụ nữ và trẻ em. Đây được gọi là hút thuốc thụ động.

Chế độ ăn uống không hợp lý và thực phẩm bẩn

Trong chế độ ăn hàng ngày có chứa nhiều mỡ động vật, ít chất xơ làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại – trực tràng và ung thư vú. Ngược lại, chế độ ăn ít chất béo, nhiều rau, hoa quả và các ngũ cốc dạng nguyên hạt, có thể làm giảm nguy cơ mắc các loại ung thư.

Các chất bảo quản thực phẩm, các chất nhuộm màu thực phẩm có nguồn gốc hóa học, các chất trung gian chuyển hóa và sinh ra từ thực phẩm bị nấm mốc, lên men là nguyên nhân gây ra nhiều loại ung thư đường tiêu hóa như ung thư dạ dày, ung thư gan, ung thư đại tràng… Ước tính yếu tố này gây ra đến 35% trong tổng số các loại ung thư.

Thịt hun khói, cá muối, các loại mắm và dưa muối, cà muối, nhất là dưa khú có nhiều muối nitrat, nitrit và nitrosamine là các chất gây ung thư thực quản và dạ dày.

Ô nhiễm môi trường

Ở nước ta, thuốc trừ sâu diệt cỏ dùng phổ biến trong nông nghiệp là yếu tố nguy cơ gây ung thư vú và một số loại ung thư khác. Bên cạnh đó, hậu quả của chất độc màu da cam (dioxin) do Mỹ rải xuống trong chiến tranh đã để lại hậu quả nặng nề không những gây nên các dị tật bẩm sinh mà còn là yếu tố nguy cơ tiềm ẩn gây nhiều bệnh ung thư. Các nhà khoa học Mỹ đã nghiên cứu và kết luận chất dioxin làm tăng tỷ lệ ung thư gan, máu, hạch, phần mềm.

Một tác nhân gây ung thư nữa là các hóa chất sử dụng trong công nghiệp. Ước tính nhóm nguyên nhân này gây ra khoảng 2-8% trong tổng số các loại ung thư. Các loại ung thư nghề nghiệp do tiếp xúc trực tiếp trong môi trường ô nhiễm dễ bị ung thư về da, hệ thống hô hấp và tiết niệu.

Tìm hiểu: Việt Nam ở đâu trên bản đồ ung thư thế giới?

Nhóm các tác nhân vật lý

Bức xạ ion hóa

Bức xạ ion hóa như tia Rơnghen, phát ra từ máy chiếu chụp X-quang, các chất phóng xạ dùng trong y học và một số ngành khoa học, có khả năng gây tổn thương gen và sự phát triển tế bào. Loại nguyên nhân này chiếm 3% trong số các trường hợp ung thư. Tác động của tia phóng xạ gây ung thư ở người phụ thuộc vào một số đặc điểm của tiếp xúc như: tuổi (tuổi càng nhỏ, nhất là khi còn là bào thai thì mối nguy hiểm càng tăng cao); liều lượng (tiếp xúc với càng nhiều chất phóng xạ thì nguy cơ mắc ung thư càng cao); cơ quan bị tiếp xúc (các cơ quan nhạy cảm với tia phóng xạ là tuyến giáp, tủy xương).

Tia cực tím

Tia cực tím có trong ánh sáng mặt trời cũng là tác nhân gây ung thư da. Những người thường xuyên phải làm việc ngoài trời thiếu phương tiện che nắng có nguy cơ mắc ung thư da cao hơn ở những vùng da hở, nhiều nhất là da vùng đầu, mặt. Vì vậy, không nên tắm nắng dưới nắng hè gay gắt có nhiều tia cực tím và không nên tắm nắng quá nhiều.

Nhiễm vi rút, vi khuẩn

Một số vi rút, vi khuẩn có thể gây ung thư:

Vi rút Epstein-Barr (EBV): có liên quan đến ung thư vòm mũi họng, ung thư hạch lymphô, gặp nhiều ở các nước châu Á, châu Phi.

Vi rút viêm gan B: là nguyên nhân gây ung thư gan nguyên phát. Sau khi thâm nhập vào cơ thể nó gây viêm gan cấp, có trường hợp bệnh nhẹ thoáng qua, tiếp theo là thời kỳ viêm gan mãn tính tiến triển kéo dài không có triệu chứng, dẫn đến xơ gan và ung thư gan.

Vi rút gây u nhú ở người (Papiloma Human Vi rút- HPV): là nguyên nhân gây đến 70% ung thư tử cung ở phụ nữ. Vi rút này thậm chí có thể lây truyền qua đường tình dục.

Vi khuẩn Helicobacter Pylory (HP): là loại vi khuẩn rất nguye hiểm gây viêm loét dạ dày – tá tràng và ung thư dạ dày.

Như vậy, ung thư không phải do một nguyên nhân gây ra mà có thể do rất nhiều nguyên nhân tùy theo mỗi loại ung thư, trong số đó, hút thuốc và chế độ dinh dưỡng không hợp lý là 2 nhóm nguyên nhân quan trọng nhất, gây nhiều loại ung thư nhất. Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây ung thư là biện pháp phòng bệnh ung thư hiệu quả và kinh tế nhất trong chiến lược phòng chống ung thư ở mọi quốc gia.

Xem thêm: Sữa non alpha lipid giúp ngăn ngừa ung thư ra sao?

 

Theo dõi fanpage để cập nhật thêm nhiều thông tin mỗi ngày

https://www.facebook.com/S%E1%BB%AFa-non-alpha-lipid-lifeline-New-Zealand-115568869096630/

Bình chọn cho post

Đánh giá bài viết này