Các nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh gout

Bất kì ai trong chúng ta cũng có thể trở thành nạn nhân của bệnh gout, đặc biệt là những người thường xuyên uống rượu bia và ăn nhiều thức ăn có chứa đạm động vật. Bệnh gout không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn có thể gây biến dạng xương khớp, làm mất khả năng vận động. Nếu không được điều trị sớm và kịp thời, bệnh gout có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm như biến dạng khớp gây tàn phế suốt đời, suy thận, bệnh lý về tim mạch…, thậm chí có thể tử vong. Vì mức độ nguy hiểm của bệnh gout nên việc hiểu rõ những thông tin về bệnh cũng là cách tốt nhất bảo vệ sức khỏe của mình. Khi hiểu được nguyên nhân và triệu chứng của bệnh gout mọi người sẽ dễ dàng nhận biết bệnh sớm hơn đồng thời áp dụng những cách phòng ngừa đúng cách cho hiệu quả cao nhất.

Nguyên nhân gây bệnh gout

Nguyên nhân gây bệnh gout

Tìm hiểu thêm: Các bệnh về tim mạch thường gặp nhất

Các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh gout

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh gout là do acid uric trong máu tăng cao. Chuẩn để xác định acid uric máu cao là khi đo nồng độ acid uric vượt qua giới hạn tối đa của độ hòa tan của urat trong huyết tương. Cụ thể giới hạn tối đa mà nếu vượt qua sẽ được coi là tăng acid uric máu là 420 µmol/l đối với nam, 360 µmol/ đối với nữ. Theo các nhà khoa học, có rất nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh gút. Có thể chỉ ra các yếu tố nguy cơ chính như sau:

Yếu tố giới tính: bệnh gout thường gặp ở nam giới, ở Việt Nam người mắc bệnh gút có 99% là nam giới.

Yếu tố độ tuổi: bệnh gout thường gặp ở độ tuổi 30 – 50 ở nam giới, ở nữ giới thường gặp sau độ tuổi mãn kinh.

Yếu tố gia đình: yếu tố này do gen nhưng cũng có thể do những người trong gia đình có cùng 1 chế độ, thói quen sinh hoạt, ăn uống, chế độ dinh dưỡng hàng ngày.

Thói quen sinh hoạt: thường gặp ở những người có thói quen uống đồ uống có cồn như bia rượu.

Yếu tố sức khỏe: bệnh gout liên quan đến 1 số căn bệnh chuyển hóa khác như đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa lipid máu… Bệnh gout cũng có liên hệ với bệnh béo phì. Người béo phì có nguy cơ mắc gout cao hơn bình thường 5 lần.

Ảnh hưởng của một số loại thuốc làm giảm thải acid uric qua thận, rối loạn chuyển hóa acid uric: thuốc lợi tiểu thiazid, furosemid, aspirin, thuốc chống lao như pyrazynamid…

Bệnh gout thứ phát: acid uric trong máu có thể tăng thứ phát do những nguyên nhân sau :

Do tiêu thụ những loại thức ăn có chứa nhiều đạm purin (gan, lòng, thịt, cá, nấm, tôm, cua), uống nhiều rượu, bia. Thực ra đây chỉ là những tác nhân phát động bệnh hơn là nguyên nhân trực tiếp. Do trong cơ thể tăng purin nội sinh (phá hủy nhiều tế bào, tổ chức) liên quan đến các bệnh lý huyết học  như bệnh đa hồng cầu, leucemie kinh thể tủy, hodgkin, sarcom hạch, đa u tủy xương, hoặc do sử dụng những thuốc diệt tế bào để điều trị các bệnh u ác tính.

Do giảm thải acid uric qua thận: viêm thận mạn tính, suy thận làm cho quá trình đào thải acid uric giảm và tích tụ lại ở các vị trí khớp gây ra bệnh gout.

Biện pháp phòng ngừa và điều trị bệnh gout

Nên tập chế độ ăn uống nhiều rau xanh, giảm đạm trong mỗi bữa ăn và tăng cường tập thể dục. Cần có biện giảm sử dụng các thức ăn chứa nhiều đạm purin, cắt giảm lượng axit uric đưa vào đồng thời tăng cường việc đào thải lượng axit uric dư thừa trong cơ thể.

Không sử dụng các loại thức uống kích thích như bia rượu, cà phê, nước có ga, … uống nhiều nước (khoảng 2 – 3 lít/ngày) và các loại thức uống có độ kiềm cao để giải phóng bớt lượng axit uric dư thừa.

Tăng cường vận động thể dục thể thao, phơi nắng vào buổi sáng, giữ cho tinh thần thoải mái cũng là một phương án phòng ngừa và hỗ trị điều trị bệnh hiệu quả.

Xem tiếp: Sữa non alpha lipid hỗ trợ điều trị bệnh gout như thế nào?

Xem thêm nhiều video chia sẻ khác tại kênh youtube

https://www.youtube.com/channel/UCLcx1TG62krWBDE2Y91IsQw

Bình chọn cho post

Đánh giá bài viết này