Cảnh báo tình trạng loãng xương ở Việt Nam

Tại Việt Nam hiện nay tình trạng người mắc bệnh loãng xương đã vượt mức báo động. Ước tính ở Việt Nam hiện có hơn 2,8 triệu người bị loãng xương trong đó phụ nữ chiếm đến 76% và hàng năm có trên 170.000 trường hợp gãy xương do loãng xương, 25.600 trường hợp gãy xương hông. Hiện nay, số phụ nữ Việt Nam trên 50 tuổi bị gãy lún đốt sống chiếm hơn 23%. Theo thống kê ở các nước phát triển, gần 21% người cao tuổi bị gãy cổ xương đùi sẽ tử vong trong vòng 6 tháng đầu do các biến chứng, 20% người bệnh phải có người trợ giúp trong suốt cuộc đời còn lại, 30% người tàn phế phải phụ thuộc hoàn toàn vào người khác. Chỉ có 30% có thể trở lại được cuộc sống bình thường, nhưng lúc nào cũng bị nguy cơ tái gãy xương “rình rập”.

Cảnh báo tình trạng loãng xương ở Việt Nam

Cảnh báo tình trạng loãng xương ở Việt Nam

Tìm hiểu: Tại sao người cao tuổi hay bị thiếu canxi?

Khẩu phần ăn của người Việt có bổ sung đủ canxi?

Theo PGS Lê Bạch Mai (Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia) cho biết chế độ dinh dưỡng thiếu canxi trong khẩu phần ăn hàng ngày là một trong những yếu tố nguy cơ dẫn đến căn bệnh loãng xương. Hàm lượng canxi trong khẩu phần ăn của người Việt trong suốt 25 năm qua hầu như không thay đổi, vẫn ở mức 500mg/người/ngày. Khẩu phần này chỉ đáp ứng phân nửa nhu cầu canxi của mỗi người, hậu quả dẫn đến tình trạng thiếu canxi trường kỳ và kéo theo rất nhiều nguy cơ mắc nhiều căn bệnh nguy hiểm khác.

Bên cạnh đó, tình trạng thiếu vitamin D ở Việt Nam rất phổ biến, ở mọi lứa tuổi, đặc biệt ở nhóm phụ nữ trên 40 tuổi tỷ lệ thiếu vitamin D lên đến 50%. Như vậy, cứ trung bình 2 người phụ nữ lại có 1 người thiếu vitamin D. Trong khi đó, thiếu vitamin D khiến cơ thể không tổng hợp được canxi từ thức ăn cũng là nguyên nhân dẫn đến nguy cơ loãng xương.

Theo các chuyên gia, từ khoảng 30 tuổi, khối lượng xương ở cả nam và nữa giới đều bắt đầu giảm. Đặc biệt, ở nữ giới giảm nhanh sau khi mãn kinh. Vì vậy, mỗi người cần có chế độ ăn uống hợp lý và lối sống phù hợp để quá trình này có thể giảm chậm hơn.

Không chỉ khẩu phần ăn thiếu canxi và thiếu vitamin D, lượng canxi ít ỏi này còn bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác gây đào thải canxi rất nhiều. Ví dụ như việc tiêu thụ nhiều protein, thói quen ăn mặn, uống nước có gas… đều là những nguyên nhân đào thải lượng canxi ít ỏi từ khẩu phần ăn hàng ngày ra khỏi cơ thể.

Nhất là với phụ nữ trong giai đoạn mang thai nhu cầu canxi trung bình cần trên 1.200mg/ngày nhưng thực tế khẩu phần ăn hàng ngày chỉ đáp ứng được khoảng 50%, khiến cơ thể phải huy động canxi từ khung xương để cung cấp cho thai nhi. Đây là lý do vì sao các bà bầu thường xuyên bị chuột rút, tê mỏi chân tay, đau nhức khớp, …

Đọc thêm: Những biểu hiện cần biết của bệnh loãng xương

Sữa non alpha lipid giúp phòng ngừa và điều trị bệnh loãng xương

Biện pháp đẩy lùi bệnh loãng xương hữu hiệu nhất vẫn là “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, ngay từ bây giờ chúng ta cần có chế độ vận động, thể dục thể thao, tắm nắng hợp lý và dinh dưỡng khoa học đặc biệt là việc cung cấp đầy đủ lượng canxi cho cơ thể mỗi ngày.

Nếu trong chế độ dinh dưỡng không đảm bảo được lượng canxi cần thiết chúng ta có thể kết hợp dùng sản phẩm sữa non alpha lipid lifeline mỗi ngày để phòng ngừa và điều trị bệnh loãng xương. Chỉ 1 ly sữa non alpha lipid lifeline (16g) chúng ta đã có thể bổ sung cho cơ thể mình đến 1000mg canxi đủ để đáp ứng nhu cầu của cơ thể.

Ngoài ra sữa non alpha lipid còn chứa hàm lượng cao các kháng thể tự nhiên, các yếu tố miễn dịch, yếu tố tăng trưởng, lợi khuẩn cùng rất nhiều loại vitamin và khoáng chất cần thiết giúp cơ thể vừa chống được sự xâm nhập của các yếu tố gây bệnh vừa đảm bảo cho cơ thể phát triển toàn diện.

Xem tiếp: Bệnh loãng xương nguy hiểm như thế nào?

Theo dõi fanpage để cập nhật thêm nhiều thông tin hơn

https://www.facebook.com/C%E1%BB%ADa-h%C3%A0ng-s%E1%BB%AFa-non-alpha-lipid-lifeline-335136783591074/

Bình chọn cho post

Đánh giá bài viết này