Những biểu hiện cần biết của bệnh loãng xương

Theo báo cáo của tổ chức y tế thế giới loãng xương là nguyên nhân thứ 2 dẫn đến nhiều căn bệnh nguy hiểm, chỉ xếp sau tim mạch. Trung bình trên thế giới tỉ lệ loãng xương ở nữ giới là 1/3, nam giới chiếm 1/5. Ở Việt Nam tỉ lệ mắc bệnh loãng xương có thể còn cao hơn do khẩu phần ăn của người Việt không giàu canxi, trung bình chỉ cung cấp khoảng 500mg/người/ngày đáp ứng chưa đến phân nửa so với nhu cầu trung bình, đặc biệt trong trường hợp phụ nữ mang thai, người cao tuổi. Vì vậy ta nên nắm rõ những biểu hiện cần biết của bệnh loãng xương để sớm phát hiện và điều trị kịp thời, có chế độ dinh dưỡng khoa học kết hợp với sử dụng sữa non alpha lipid lifeline mỗi ngày để đảm bảo lượng canxi cần thiết cho cơ thể.

Biểu hiện cần biết của bệnh loãng xương

Biểu hiện cần biết của bệnh loãng xương

Đọc thêm: Cảnh báo tình trạng loãng xương ở Việt Nam!

Những biểu hiện cần biết của bệnh loãng xương

Loãng xương là quá trình mất dần đi lượng canxi và khoáng chất trong xương làm mật độ xương ngày càng giảm, xương dần trở nên xốp và yếu đi. Đặc biệt đối với người cao tuổi khi các tế bào ngày càng lão hóa nhanh, đồng thời cơ chế hấp thụ canxi trong cơ thể bị suy giảm nên ở người già thường có tỉ lệ bị bệnh loãng xương rất cao và mật độ xương giảm nhanh hơn so với bình thường.

Mặc dù là một căn bệnh phổ biến và rất nguy hiểm nhưng những biểu hiện của bệnh ban đầu vẫn rất mơ hồ, rất khó nhận biết bởi bệnh loãng xương giống như một tên trộm thầm lặng cứ hàng ngày lấy dần lấy dần đi lượng canxi và khoáng chất trong xương mà người bệnh không hề hay biết. Đến khi cảm nhận được những biểu hiện rõ ràng trong cơ thể thì mật độ xương của chúng ta đã mất đi khá nhiều thậm chí lên đến 30% khối lượng xương.

Bệnh loãng xương

Bệnh loãng xương

Thông thường ở giai đoạn đầu của bệnh loãng xương bệnh nhân thường cảm thấy đau nhức ở các đầu xương; đau nhức và cảm thấy mỏi dọc theo các xương dài (nhiều nhất ở xương cẳng chân); cảm giác đau nhức như châm chích toàn thân; hay bị đau nhức ở các vị trí chịu lực (cột sống, thắt lưng, hông, gối); hay bị mỏi cơ, cảm giác ớn lạnh, hay bị chuột rút, … Nếu cơ thể có những biểu hiện như trên bạn nên đi khám kiểm tra để có biện pháp điều trị sớm.

Nếu không được điều trị sớm tình trạng bệnh sẽ diễn biến nặng hơn làm cho cột sống ngày càng đau dữ dội hơn, đôi lúc có cảm giác như bị thắt ngang cột sống. Nếu nặng hơn mỗi khi ho, hắt hơi, cười to, … hay khi thay đổi tư thế ngồi cũng làm cho cột sống bị đau, chỉ khi lúc nằm bệnh nhân mới thấy dễ chịu hơn.

Khi mật độ xương giảm nhiều có thể dẫn đến các đốt sống bị xẹp, lún làm bệnh nhân giảm chiều cao so với lúc trẻ, cột sống bị biến dạng theo đường cong.

Càng về sau cột sống bệnh nhân có cảm giác như cứng đờ, rất khó thực hiện được các động tác thông thường như cúi xuống, ngửa về sau, nghiêng người, quay người, …

Xem thêm: Thiếu canxi gây ra những hậu quả gì?

Sữa non alpha lipid phòng ngừa và điều trị bệnh loãng xương

Biện pháp đẩy lùi bệnh loãng xương hay nhất vẫn là “phòng bệnh hơn chứa bệnh”, ngay từ bây giờ bạn cần có chế độ vận động và dinh dưỡng hợp lý đặc biệt là việc cung cấp đầy đủ lượng canxi cho cơ thể mỗi ngày.

Nếu trong chế độ ăn không đảm bảo được lượng canxi cần thiết bạn có thể kết hợp dùng sản phẩm sữa non alpha lipid lifeline mỗi ngày để phòng ngừa và điều trị bệnh loãng xương. Chỉ 1 ly sữa non alpha lipid lifeline (16g) chúng ta đã có thể bổ sung cho cơ thể mình đến 1000mg canxi đủ để đáp ứng nhu cầu của cơ thể.

Ngoài ra sữa non alpha lipid còn chứa hàm lượng cao các kháng thể tự nhiên, các yếu tố miễn dịch, yếu tố tăng trưởng, lợi khuẩn cùng rất nhiều loại vitamin và khoáng chất cần thiết giúp cơ thể vừa chống được sự xâm nhập của các yếu tố gây bệnh vừa đảm bảo cho cơ thể phát triển toàn diện.

Xem tiếp: Bệnh loãng xương nguy hiểm như thế nào?

Xem thêm nhiều video chia sẻ hơn tại kênh:

https://www.youtube.com/channel/UCLcx1TG62krWBDE2Y91IsQw

Bình chọn cho post

Đánh giá bài viết này