Theo một số khảo sát gần đây thì ở Việt Nam có rất nhiều bà mẹ có ngộ nhận đáng tiếc về sữa non, có đến 42% đã vắt bỏ những giọt sữa non ban đầu cực kỳ quý giá, đây là một sự lãng phí và thiệt thòi cho trẻ mới sinh. Nhưng ít ai ngờ rằng những giọt sữa non dính dính, đục đục ấy có giá trị hơn rất nhiều so với “sữa già” (sữa mẹ thông thường ở các giai đoạn sau). Bởi vậy mong các bà mẹ nên có sự tìm hiểu và quan tâm đúng mức hơn để đảm bảo có thể dành cho đứa con những điều tốt đẹp nhất, và nên hiểu rõ sữa non khác với sữa già như thế nào?
Sữa non và sữa già tiết ra ở giai đoạn nào?
Cơ chế tiết ra sữa non trong cơ thể người mẹ bắt đầu từ quý thứ 2 của thai kỳ và dần hoàn thiện để chuẩn bị nguồn sữa non cho trẻ sơ sinh khi mới chào đời.
Sữa non chỉ tiết ra từ cơ thể người mẹ trong khoảng 3 ngày sau khi sinh bé, sau 3 ngày các thành phần trong sữa non sẽ thay đổi dần dần về thành phần của sữa mẹ thông thường. Sau đó cơ thể mẹ tiếp tục tiết ra nguồn sữa thông thường để cung cấp cho trẻ nhưng bao giờ có lại được thành phần như sữa non ban đầu dù chế độ dinh dưỡng của người mẹ có tốt đến đâu.

Sữa non khác sữa già như thế nào?
Bài liên quan: Những điều chưa biết về sữa non New Zealand
Sữa non khác “sữa già” như thế nào?
Đầu tiên về ngoại quan chúng ta có thể dễ dàng phân biệt sữa non với sữa thông thường. Sữa non có màu vàng nhạt hơi đục, hơi dính, cô đặc còn sữa thông thường có màu trắng, loãng. Cũng chính vì nguyên nhân này mà nhiều bà mẹ nghĩ sữa non ban đầu nhìn hơi bẩn, chưa “chín” sợ bé bị đau bụng khi bú vào mà vô tình làm lãng phí đi một nguồn dinh dưỡng quý giá.
Về lượng sữa tiết ra, sữa non từ cơ thể mẹ tiết ra ít hơn rất nhiều so với giai đoạn tiết ra sữa thông thường, chỉ dao động trong khoảng 10 – 100ml/ngày, trung bình khoảng 30ml/ngày. Mặc dù với một lượng rất nhỏ nhưng sữa non đã cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và các yếu tố cần thiết khác cho trẻ sơ sinh trong những ngày đầu.

Phân biệt sữa non – sữa già
Tìm hiểu thêm: Những lợi ích chưa biết của sữa non
Sữa non chứa một hàm lượng cao các kháng thể, yếu tố miễn dịch, yếu tố tăng trưởng giúp trẻ tự hình thành hệ thống miễn dịch, nâng cao sức đề kháng, phát triển nhanh và khỏe mạnh, mau chóng thích nghi với môi trường sống mới khi không còn được bảo vệ trong bụng mẹ. Hàm lượng kháng thể, miễn dịch này sau 3 ngày sẽ giảm đáng kể để tiến về thành phần sữa thông thường, sau khoảng 3 tháng thì lượng kháng thể còn lại trong sữa hầu như không đáng kể.
Đặc biệt trong những ngày đầu sau sinh khi đường ruột và hệ tiêu hóa của bé còn rất non nớt thì sữa non đã cung cấp hàng tỉ lợi khuẩn giúp cân bằng vi sinh đường ruột giúp cải thiện hệ tiêu hóa, đường ruột khỏe mạnh hấp thu tốt các chất dinh dưỡng. Trong sữa thông thường các lợi khuẩn này chứa rất ít.
Trong sữa non hàm lượng các protein quan trọng chứa gấp đôi trong sữa thông thường giúp trẻ cân bình dinh dưỡng cơ thể, hổ trợ quá trình trao đổi chất giúp cơ thể phát triển khỏe mạnh toàn diện.
Ngoài ra các loại đường mà cơ thể khó hấp thu trong sữa non chứa rất ít: đường lactose chỉ bằng 1/3 so với sữa thông thường, đặc biệt đường glucose chỉ bằng 1/20 trong sữa thông thường.
Trong sữa non còn chứa hàm lượng canxi, các loại vitamin A, vitamin B, vitamin C, vitamin D, vitamin E cao hơn hẳn trong sữa thông thường giúp trẻ nhanh chóng phát triển khung xương, hạn chế bệnh còi xương, các bệnh về da, mắt, …
Xem thêm: Sữa non – nền tảng canxi cho cơ thể
Theo dõi fanpage để cập nhật những thông tin mới về sữa non:
https://www.facebook.com/S%E1%BB%AFa-non-alpha-lipid-lifeline-New-Zealand-115568869096630/
