Bệnh loãng xương nguy hiểm như thế nào?

Theo điều tra của Tổ chức y tế thế giới WHO, bệnh loãng xương là nguyên nhân đứng thứ hai của các triệu chứng bệnh tật chỉ xếp sau bệnh tim mạch. Ở châu Á, có khoảng 20% phụ nữ đang sống chung với bệnh loãng xương và đến 53% có mật độ xương rất thấp. Biến chứng của loãng xương được đánh giá nguy hiểm không kém nhồi máu cơ tim và đột quỵ với khả năng gây tử vong và thương tật vĩnh viễn rất cao.

Loãng xương là căn bệnh có diễn biến âm thầm và không cho thấy biểu hiện gì đặc biệt nên thường khó phát hiện trong giai đoạn đầu. Chính vì thế mà có nhiều người thắc mắc không biết bệnh loãng xương có nguy hiểm không? Có thể khẳng định, nếu không được nhận biết và điều trị kịp thời, bệnh loãng xương có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng đe dọa đến tính mạng của người bệnh.

Tại Việt Nam vào năm 2015 ước tính có tới 3,2 triệu người bị loãng xương, 190.000 trường hợp gãy xương và 29.000 trường hợp gãy xương hông. Tuy nhiên, do bệnh ít được cảnh báo thường xuyên nên nhiều người vẫn chưa thực sự quan tâm và đánh giá đúng mức độ nguy hiểm của bệnh loãng xương.

Tìm hiểu: Sữa non alpha lipid giúp được gì cho người nhiễm khuẩn đường ruột?

Biến chứng nguy hiểm của bệnh loãng xương

Biến chứng nguy hiểm của bệnh loãng xương

Xem thêm: Sữa non alpha lipid – món quà cho bệnh nhân tiểu đường

Các biến chứng của bệnh loãng xương có nguy hiểm?

Thông thường trong giai đoạn đầu, bệnh loãng xương tiến triển một cách rất âm thầm và không xuất hiện các dấu hiệu đặc biệt nên không dễ nhận biết. Chỉ khi bệnh trở nên nặng hoặc người bệnh bị gãy xương thì mới được phát hiện. Khi đó, tình trạng bệnh đã nghiêm trọng và khó điều trị.

Ở giai đoạn nặng, bệnh loãng xương gây ra những cơn đau nhức trong xương, người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, xương dễ bị nứt, gãy khi va đập… gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và cuộc sống hàng ngày. Ngoài ra, loãng xương ở giai đoạn nặng có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm sau đây:

Đau nhức trong xương:

Người bệnh loãng xương thường cảm thấy đau nhức tại các đầu xương hoặc đau dọc theo các xương dài. Cơn đau tăng mạnh khi về đêm và âm ỉ cả đêm gây ảnh hưởng đến giấc ngủ, người bệnh không ngủ được nên cơ thể rất dễ bị suy nhược, mệt mỏi và kéo theo rất nhiều căn bệnh khác.

Đau tại cột sống lưng:

Người bệnh loãng xương bị đau nhiều tại vùng cột sống, đặc biệt thấy đau ở vùng thắt lưng hoặc hai bên mạn sườn. Ngoài đau cột sống, người bị loãng xương cũng sẽ cảm thấy co cứng cơ dọc theo cột sống, giật cơ khi thay đổi tư thế. Với tình trạng này người bệnh loãng xương hầu như vận động rất khó khăn, không thể lao động bình thường ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc và cuộc sống hàng ngày.

Rối loạn tư thế cột sống:

Bệnh loãng xương ở giai đoạn nặng thường khiến đốt sống bị xẹp lún khiến người bệnh bị cong vẹo cột sống, lưng gù, giảm chiều cao. Một số trường hợp còn bị chuột rút, ra nhiều mồ hôi, ớn lạnh…

Gãy xương:

Dù chỉ gặp va chạm nhẹ nhưng người bị bệnh loãng xương nặng có nguy cơ gãy xương rất cao. Thậm chí là một cơn ho nhẹ hay hắt xì cũng khiến bệnh nhân bị gãy xương tại một số vị trí chịu nhiều áp lực của cơ thể như cột sống, xương cổ tay, cổ xương đùi… Đây là những vị trí trọng yếu nên việc phục hồi xương trở lại như ban đầu là vô cùng khó khăn, nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời sẽ dẫn đến tàn phế hoặc tử vong.

Thống kê ở các nước phát triển, có đến 20% người có tuổi bị gãy cổ xương đùi sẽ tử vong trong vòng 6 tháng đầu. Khoảng 30% bệnh nhân là có thể hòa nhập lại với cuộc sống bình thường nhưng vẫn chỉ ở một mức độ nào đó và lúc nào cũng phải đối mặt với nguy cơ tái gãy xương.

Để ngăn ngừa bệnh loãng xương và các biến chứng nguy hiểm mà căn bệnh này mang đến, chúng ta cần có biện pháp phòng ngừa bệnh loãng xương hiệu quả ngay từ ban đầu. Hãy bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết vào chế độ ăn uống hàng ngày, đặc biệt là các thực phẩm giàu canxi và khoáng chất như thịt bò, xương ống, cá, hải sản, trứng, sữa và các chế phẩm từ sữa, đậu nành, mè, cải bó xôi, bông cải xanh… Đồng thời, kết hợp luyện tập thể dục và chơi các môn thể thao vừa tầm như đi bộ, cầu lông, tập yoga, tập dưỡng sinh… để tăng cường sức khỏe xương khớp.

Đọc tiếp: Công dụng sữa non alpha lipid

Theo dõi fanpage để có được nhiều thông tin hơn

https://www.facebook.com/S%E1%BB%AFa-non-alpha-lipid-lifeline-346988389065908/

Bình chọn cho post

Đánh giá bài viết này