Bệnh gout là gì?

Bệnh gout ngày xưa thường được coi là căn bệnh của nhà giàu, bệnh của vua chúa bởi nó thường xuất hiện song hành với những loại đồ ăn, thức uống sang trọng của tầng lớp giàu sang. Thế nhưng giờ đây khi chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao, chế độ dinh dưỡng con người đã thay đổi rất nhiều thì đồng thời tỉ lệ người mắc bệnh gout cũng gia tăng một cách chóng mặt. Bệnh gout đang là nỗi sợ hãi của rất nhiều người vì những cơn đau mà nó mang lại, tại Việt Nam đang có hàng triệu người còn đang phải khổ sở vì căn bệnh này mỗi ngày.

Bệnh gout

Bệnh gout

Tìm hiểu thêm: Các nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh gout

                             Các bệnh về tim mạch thường gặp nhất

Các nguyên nhân dẫn đến bệnh gout

Bệnh gout (hay còn gọi là bệnh thống phong) là hiện tượng rối loạn chuyển hóa đạm gốc purin của cơ thể. Việc rối loạn chuyển hóa purin dẫn đến lượng axit uric trong máu tăng lên gây ra sự tích tụ, lắng động các tinh thể muối urat tại các vị trí khớp làm viêm đau các khớp xương.

Bệnh gout là do sự tích tụ hàm lượng quá nhiều axit uric trong cơ thể gây ra. Axit uric được sản sinh từ sự phân hủy của purin. Thông thường, axit uric hòa tan trong máu, nó được bài tiết qua thận và ra khỏi cơ thể trong nước tiểu. Tuy nhiên, axit uric có thể tích tụ lại trong máu khi: gia tăng lượng axit uric cơ thể tạo ra, thận không bài tiết hết axit uric, ăn quá nhiều loại thực phẩm giàu purin. Khi nồng độ axit uric trong máu cao các tinh thể axit uric hình thành trong cơ thể thì gây nên bệnh gout.

Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh gout đến từ chế độ dinh dưỡng hàng ngày chứa quá nhiều đạm có gốc purin như gan động vật, các loại thịt đỏ (bò, dê, ngựa, …), hải sản (tôm, cá, cua, ốc, …), gia cầm.

Hay sử dụng các thức ăn chiên xào chứa nhiều dầu mỡ, sử dụng quá nhiều gia vị hay các loại thức ăn nhanh, đồ hộp, … cũng là một nguyên nhân dẫn đến bệnh gout và bệnh béo phì.

Những người thừa cân béo phì cũng có nguy cơ cao mắc phải bệnh gout.

Việc sử dụng các loại bia rượu, cà phê, nước có ga hay các chất kích thích khác cũng là một nguyên nhân dẫn đến bệnh gout và làm gia tăng thêm tình trạng bệnh.

Các giai đoạn phát triển của bệnh gout

Giai đoạn 1: Khi hàm lượng xxit uric bắt đầu tăng nhưng trên cơ thể chưa xuất hiện triệu chứng đau nhức gì.

Giai đoạn 2: Viêm khớp cấp tính xảy ra trong thời gian khoảng 2 năm, thường biểu hiện ở 1 khớp bị sưng và cả cơ thể, khớp đó thường là ngón chân cái. Các lần đau có thể cách nhau vài ngày.

Giai đoạn 3: Giai đoạn bị đau khoảng cách

Giai đoạn 4 : bị gout mãn tính. Gia đoạn này xảy ra khi trong vòng 10 năm bị gout mà không được chữa trị tận gốc, lúc đó gout sẽ tấn công vào nhiều khớp hơn và hậu quả có thể khiến cơ thế người bị tàn tật.

Biện pháp phòng ngừa và điều trị bệnh gout

Để chữa bệnh gout thì ngoài việc dùng thuốc chúng ta cần thực hiện tốt việc phòng tránh hay giảm thiểu bệnh sau này. Sức khỏe là vốn quý của con người, vì vậy chúng ta hãy cùng nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe của bạn thân và gia đình.

Bên cạnh những loại thuốc giảm đau, sưng, đỏ và nóng chúng ta có thể thực hiện những hoạt động khác để giảm bệnh như thực hiện chế độ ăn uống nhiều rau xanh, giảm đạm trong mỗi bữa ăn và tăng cường tập thể dục. Cần có biện giảm sử dụng các thức ăn chứa nhiều đạm purin, cắt giảm lượng axit uric đưa vào đồng thời tăng cường việc đào thải lượng axit uric dư thừa trong cơ thể.

Không sử dụng các loại thức uống kích thích như bia rượu, cà phê, nước có ga, … uống nhiều nước (khoảng 2 – 3 lít/ngày) và các loại thức uống có độ kiềm cao để giải phóng bớt lượng axit uric dư thừa.

Tăng cường vận động thể dục thể thao, phơi nắng vào buổi sáng, giữ cho tinh thần thoải mái cũng là một phương án phòng ngừa và hỗ trị điều trị bệnh hiệu quả.

Xem tiếp: Sữa non alpha lipid hỗ trợ điều trị bệnh gout như thế nào?

Xem thêm nhiều video chia sẻ khác tại kênh youtube

https://www.youtube.com/channel/UCLcx1TG62krWBDE2Y91IsQw

Bình chọn cho post

Đánh giá bài viết này