Bệnh tiểu đường là gì?

Bệnh tiểu đường hay còn gọi là bệnh đái tháo đường, là một căn bệnh mãn tính với biểu hiện là lượng đường trong máu luôn cao hơn mức bình thường do cơ thể của bạn bị thiếu hụt hoặc đề kháng với insulin, dẫn đến những rối loạn chuyển hóa đường trong máu. Khi mắc bệnh tiểu đường, cơ thể không thể chuyển hóa các chất bột đường từ thực phẩm bạn ăn một cách hiệu quả để tạo ra năng lượng. Do đó gây ra hiện tượng lượng đường tích tụ tăng dần trong máu. Lượng đường trong máu thường xuyên ở mức cao qua thời gian làm tăng nguy cơ các bệnh tim mạch, gây ra tổn thương ở các cơ quan khác như mắt, thận, thần kinh và các bệnh lý nghiêm trọng khác. Hiện nay tình trạng mắc bệnh tiểu đường ở nước ta có tỉ lệ ngày càng tăng với độ tuổi mắc phải ngày càng trẻ hơn ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, đời sống của chúng ta.

Bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường

Xem thêm: Chỉ số đường huyết bao nhiêu là bình thường?

Tại sao chúng ta lại mắc phải bệnh tiểu đường?

Thông thường những người mắc bệnh tiểu đường sẽ thuộc 1 trong 2 típ sau:

Tiểu đường típ 1: là trường hợp người mắc bệnh bị thiếu insulin do tuyến tụy không sản xuất được insulin. Tiểu đường típ 1 hiếm gặp, thường xảy ra ở trẻ nhỏ, người trẻ chiếm dưới 10% số người mắc bệnh.

Tiểu đường típ 2: những người bị tiểu đường típ 2 bị đề kháng với insulin. Nghĩa là cơ thể vẫn có thể sản xuất insulin nhưng nó không thể chuyển hóa được glucose. Khoảng 90% đến 95% người bị tiểu đường trên thế giới là típ 2.

Trong cơ thể thì tuyến tụy sẽ chịu trách nhiệm tiết ra insulin – đây là một loại chất giúp kiểm soát lượng đường glucose trong máu để tạo ra năng lượng hoạt động hàng ngày cho cơ thể. Vì vậy, khi cơ thể thiếu insulin hoặc insulin không chuyển hóa được đường, đường sẽ bị tồn đọng lại trong máu, đường huyết sẽ tăng cao.

Nguyên nhân của bệnh tiểu đường hiện vẫn chưa được xác định rõ ràng một nguyên nhân cụ thể nào mà thông thường có thể do một vài yếu tố cùng gây ra. Các yếu tố bao gồm di truyền và lối sống không cân bằng, chế độ ăn chứa nhiều thịt đỏ, chất béo và hàm lượng bột đường cao, những người bị thừa cân béo phì… là những yếu tố nguy cơ cao dẫn đến tiểu đường1. Nếu cha mẹ bị tiểu đường thì con của họ sẽ dễ bị bệnh hơn; hoặc lối sống bao gồm chế độ ăn và tập luyện không điều độ cũng dễ gây ra tiểu đường. Nhiều nghiên cứu cho thấy tỉ lệ đái tháo đường típ 2 diễn ra ở người thừa cân cao hơn rất nhiều so với những người bình thường.

Tìm hiểu thêm: Những biểu hiện thường gặp nhất của bệnh tiểu đường

Những biểu hiện cần biết của bệnh tiểu đường

Khi biết rõ được những dấu hiệu thường gặp của bệnh tiểu đường thì chúng sẽ biết được khi nào mình cần đến gặp bác sĩ để phát hiện bệnh sớm nhất đừng để mắc bệnh vài tháng hoặc vài năm mà cũng không nhận ra làm ảnh hưởng đến sức khỏe và khó khăn trong quá trình điều trị.

Biểu hiện thường thấy nhất của người bệnh tiểu đường là cảm giác liên tục khát nước và uống rất nhiều nước. Nguyên nhân do khi lượng đường trong máu tăng cao, theo cơ chế phản xạ cơ thể sẽ tách nước trong các tế bào truyền qua máu để pha loãng lượng đường dư thừa. Các tế bào khi thiếu nước sẽ kích thích não tạo ra cảm giác khát nước liên tục cho bệnh nhân.

Trong nhiều trường hợp người bị tiểu đường có sự sụt giảm cân nặng bất thường. Nguyên nhân do mất nhiều đường glucose qua nước tiểu làm rối loạn sự chuyển hóa năng lượng từ thức ăn buộc cơ thể phải lấy năng lượng từ mỡ và các cơ. Ngoài ra, do bệnh nhân tiểu đường bị thiếu insulin làm giảm quá trình tổng hợp mỡ và protein, tăng quá trình tiêu mỡ và protein làm cơ thể giảm cân nhanh.

Không chỉ vậy việc thiếu hụt insulin và sự suy yếu việc chuyển hóa, hấp thu năng lượng làm cơ thể dễ cảm thấy đói, mệt mỏi ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả công việc. Ngoài ra tinh thần bệnh nhân luôn uể oải, thiếu tập trung, suy nghĩ và phân tích công việc kém hơn.

Lượng đường trong máu tăng cao còn làm ức chế hệ thống miễn dịch, suy giảm sức đề kháng làm cơ thể dễ vị nhiễm trùng và các nấm bệnh, bệnh nhân có thể cảm giác bị ngứa trên cơ thể do bị nhiễm nấm bệnh đặc biệt ở các vùng kín của cơ thể.

Ngoài ra lượng đường trong máu cao còn phá hủy các mao mạch ở mắt dẫn tới xuất huyết, phù nề quanh mắt, làm giảm thị lực. Các vết thương của bệnh nhân tiểu đường cũng khó lành hơn so với bình thường, tay chân hay bị tê ngứa, …

Xem tiếp: Sữa non alpha lipid – món quà cho bệnh nhân tiểu đường

Theo dõi kênh youtube để xem thêm nhiều video chia sẻ

https://www.youtube.com/channel/UCLcx1TG62krWBDE2Y91IsQw

Bình chọn cho post

Đánh giá bài viết này