Chỉ số đường huyết bao nhiêu là bình thường?

Chỉ số đường huyết (blood sugar) là là giá trị chỉ nồng độ đường glucose, đây là một loại đường đơn giản nhất có trong máu được chuyển hóa từ các loại thứ ăn hàng ngày đặc biệt là các thực phẩm có chứa nhiều tinh bột, đồng thời đường glucose cũng là nguồn cung cấp năng lượng cho các hoạt động của cơ thể và các tế bào. Nồng độ đường glucose trong máu có sự thay đổi liên tục trong ngày, thậm chí khác nhau từng phút. Chỉ số đường huyết là một trong những chỉ số quan trọng để đánh giá bệnh tiểu đường.

Chỉ số đường huyết bao nhiêu là bình thường? Nếu bạn có cùng câu hỏi này khi tìm hiểu về bệnh tiểu đường thì điều đó chứng tỏ rằng bạn đã quan tâm đến sức khỏe của mình, biết chăm sóc bản thân một cách khoa học. Thay vì việc ngồi lo lắng xem mình có bị mắc tiểu đường, mình có thể chết vì căn bệnh này hay không, hãy bắt đầu chủ động trang bị cho mình những kiến thức cần thiết ngay từ điều cơ bản này nhé.

Chỉ số đường huyết được đo như thế nào?

Chỉ số đường huyết trong cơ thể chúng ta không hề giống nhau ở các thời điểm trong ngày, nên để thống nhất, người ta sẽ dựa vào 4 xét nghiệm sau đây:

  1.  Xét nghiệm chỉ số đường huyết ngẫu nhiên: mẫu máu được lấy tại các thời điểm bất kỳ trong ngày.
  2.  Xét nghiệm chỉ số đường huyết khi đói: mẫu máu sẽ được lấy ít nhất 8h sau khi ăn.
  3.  Xét nghiệm chỉ số đường huyết qua dung nạp glucose: người cần xét nghiệm sẽ uống 75g glucose, sau đó lấy mẫu máu kiểm tra sau 2, 4, 6, 8h…
  4.  Xét nghiệm HbA1c: là giá trị phản ánh nồng độ đường huyết trung bình trong vòng 2-3 tháng qua, cho kết quả chính xác, ít sai lệch.

Chỉ số đường huyết bao nhiêu là bình thường?

Chỉ số đường huyết có thể tính bằng đơn vị mg/dL hoặc mmol/l. Cách quy đổi chỉ số đường huyết từ mg/dL ra mmol/l được tính như sau: 1 mmol/l = 18mg/dL.

Ví dụ:

7mmol/l tương đương với 7×18  = 126mg/dL
200 mg/dL tương đương với 200:18 = 11.1mmol/l

Chỉ số đường huyết theo các phương pháp đo

Chỉ số đường huyết theo các phương pháp đo

Chỉ số đường huyết thấp dưới 3.9mmol/l (70mg/dL) thì sẽ có dấu hiệu hạ đường huyết như bủn rủn tay chân, đói cồn cào, người mệt mỏi, vã mồ hôi… Tuy nhiên vẫn có những người dưới mức đường huyết này mà thể trạng hoàn toàn bình thường, được xem là đường huyết thấp cơ địa.

Trên thực tế, khó có một ngưỡng chỉ số đường huyết an toàn chung cho người bệnh tiểu đường. Bởi mỗi bản thân một người bệnh sẽ có một mục tiêu riêng. Tuy nhiên, Hiệp hội tiểu đường đường của Mỹ thống nhất ngưỡng chỉ số đường huyết an toàn khi đói mà người bệnh nên đạt được như sau:

–    Người bệnh tiểu đường dưới 59 tuổi và chưa xuất hiện biến chứng: 4.4 – 6.7mmol/l (80 – 120mg/dL).

–    Người bệnh trên 60 tuổi hoặc đã mắc các biến chứng: 5.6 – 10 mmol/l (100 – 180mg/dL).

–    Chỉ số HbA1c nên dưới 7.

Trước khi đi ngủ, người bệnh cũng cần kiểm tra đường huyết, bởi điều này sẽ giúp hạn chế được nguy cơ hạ đường huyết trong giấc ngủ. Chỉ số nên đạt được là:

–    Từ 5 -8 .3mmol/l (90 – 150mg/dL) cho người lớn.

–    Từ 5.6 – 10mmol/l (100 – 180mg/dL) đối với trẻ em từ 6 – 12 tuổi.

–    Từ 6.1 – 11.1mmol/l (110 – 200mg/dL) đối với trẻ dưới 6 tuổi.

Bình thường sau khi ăn xong, cơ thể chúng ta sẽ tiết ra insullin và amylin để hạ chỉ số đường huyết. Insullin sẽ giúp đường nhanh chóng được vận chuyển vào tế bào, còn amylin sẽ làm chậm quá trình di chuyển của thức ăn xuống dạ dày, làm tăng cảm giác no. Tuy nhiên, khi mắc bệnh tiểu đường, chất lượng và số lượng 2 hormon này đều bị suy giảm, dẫn tới đường huyết tăng cao và xuống chậm sau mỗi bữa ăn.

Nếu tình trạng này kéo dài liên tục trong nhiều tháng có thể làm tăng chỉ số HbA1c, từ đó làm tăng nguy cơ xuất hiện biến chứng. Ở người bệnh tiểu đường type 1, tăng đường huyết sau ăn làm tăng nguy cơ bị biến chứng võng mạc và suy thận, người bệnh tiểu đường type 2 sẽ là biến chứng trên tim mạch.

Để kiểm tra đường huyết sau ăn, người bệnh nên đo sau thời điểm ăn ít nhất 1h, và tốt nhất là sau 2h, tính từ thời điểm bạn bắt đầu ăn. Chỉ số này sẽ khác nhau tùy thuộc vào từng người, thể trạng cơ thể, loại tiểu đường mắc phải cũng như từ chính thực phẩm mà bạn ăn.

Chỉ số đường huyết sau ăn 1-2h tốt nhất nên đạt được là:

Chỉ số đường huyết tốt nhất sau khi ăn 1-2h

Chỉ số đường huyết tốt nhất sau khi ăn 1-2h

Sữa non alpha lipid – món quà cho bệnh nhân tiểu đường?

Sữa non alpha lipid được là sản phẩm vô cùng tuyệt vời dành cho bệnh nhân tiểu đường bởi thỏa nó thỏa mãn được các tiêu chí như đường, đạm, béo thấp rất thích hợp với chế độ dinh dưỡng khắt khe của người bệnh tiểu đường.

Bên cạnh đó bệnh nhân tiểu đường thường hay bị các chứng viêm nhiễm khác nhau trên toàn cơ thể, bộ phận nào yếu sẽ rất dễ bị viêm nhiễm. Theo nghiên cứu của viện sữa non thế giới ICR thì sữa non được xem là một chất kháng viêm tự nhiên rất tốt. Mỗi ngày sử dụng 1 ly sữa non alpha lipid sẽ giúp người bệnh tiểu đường chống lại các phản ứng viêm nhiễm của cơ thể.

Sữa non alpha lipid còn có chứa các yếu tố tăng trưởng giúp nhanh chóng tái tạo lại các tế bào, sớm phục hồi các chức năng của cơ thể, đồng thời thúc đẩy quá trình tiết insulin, hỗ trợ duy trì tình trạng cân bằng nội tiết trong cơ thể.

Bệnh nhân tiểu đường thường bị suy giảm hệ miễn dịch nên các loại vi khuẩn, virus gây hại rất dễ tấn công gây ra nhiều bệnh nguy hiểm. Trong 1 ly sữa alpha lipid (16g) có đến trên 300 kháng thể tự nhiên Immunoglobin giúp nâng cao hệ miễn dịch chống lại các yếu tố gây hại này.

Xem thêm: Biểu hiện thường gặp nhất của bệnh tiểu đường

Xem thêm nhiều video nhân chứng sử dụng sữa non alpha lipid tại kênh

https://www.youtube.com/channel/UCLcx1TG62krWBDE2Y91IsQw

Bình chọn cho post

Đánh giá bài viết này