Các bệnh về tiêu hóa thường gặp nhất

Hệ tiêu hoá của con người là một ống cơ dài đi từ miệng tới hậu môn và các cơ quan phụ đổ chất tiết vào ống tiêu hoá. Đó là các tuyến nước bọt, túi mật và tuyến tuỵ. Hệ tiêu hoá của chúng ta có bốn nhiệm vụ chính bao gồm: vận chuyển, nhào lộn thức ăn với dịch tiêu hoá; tiêu hoá thức ăn thành những phần nhỏ hơn; hấp thụ thức ăn đã tiêu hoá, chủ yếu diễn ra ở ruột; chuyển hoá các thức ăn đã được hấp thụ thành những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, chủ yếu diễn ra ở gan. Tại Việt Nam, các bệnh về tiêu hóa đứng đầu nhóm các bệnh nội khoa. Trong đó, rối loạn tiêu hóa là vấn đề thường gặp nhất song nhiều người vẫn chưa biết cách phòng tránh. Hệ tiêu hóa giữ một vai trò quan trọng trong cơ thể. Nhưng nó cũng là một trong những bộ phận dễ tổn thương nhất. Bởi vậy chúng ta nên tìm hiểu rõ về các bệnh về tiêu hóa thường gặp bất cứ ai cũng có thể mắc phải để có biện pháp phòng ngừa và chữa trị hợp lý.

Các bệnh về tiêu hóa thường gặp

Các bệnh về tiêu hóa thường gặp

Tìm hiểu: Vai trò của lợi khuẩn đối với đường ruột

Các bệnh về tiêu hóa thường gặp nhất

Trào ngược axit

Trào ngược axit là một chứng bệnh đường tiêu hóa có liên quan đến dạ dày, còn được gọi là bệnh trào ngược dạ dày, hoặc trào ngược thực quản. Nguyên nhân là do cơ vòng thực quản dưới không kín, khiến thức ăn hoặc chất lỏng có cơ hội từ dạ dày tràn ngược vào thực quản.

Triệu chứng của bệnh là ợ nóng, trào ngược, khó nuốt. Nếu không điều trị sớm bệnh có thể dẫn đến viêm loét, tổn thương thực quản và răng. Những người dễ mắc bệnh là phụ nữ mang bầu, người trên 40 tuổi, người thừa cân béo phì.

Để phòng tránh bệnh trào ngược axit, bạn nên thay đổi lối sống. Hạn chế thuốc lá, đồ uống có cồn, thức ăn chua cay. Ngoài ra, nên sử dụng các chất làm giảm độ axit nhằm giảm bớt triệu chứng sau các bữa ăn. Nếu bệnh nặng hơn, bạn nên tới bác sĩ để có được chẩn đoán chính xác và phương pháp điều trị phù hợp.

Bệnh táo bón

Táo bón là hiện tượng ruột co bóp kém hoặc không đủ mạnh để bài tiết phân ra ngoài. Khi bị táo bón phân thường cứng và khô. Hiện nay có rất nhiều người bị táo bón, khiến cơ thể khó chịu, mệt mỏi và nếu để lâu sẽ dẫn tới bệnh trĩ, phình đại tràng, lâu ngày sẽ chuyển sang ung thư đại tràng.

Táo bón rất hay gặp ở trẻ khi thức ăn có quá nhiều mỡ, chất đạm và ít chất khoáng. Ngoài ra táo bón còn hay gặp ở người làm văn phòng, các bà mẹ mang thai và cho con bú, do sự ít vận động và chế độ ăn uống không hợp lí.

Người bị táo bón cần phải chú ý chế độ ăn uống, vận động hợp lý, bổ sung chất xơ cho cơ thể là điều không thể thiếu nếu muốn phòng ngừa và điều trị táo bón.

Loét dạ dày tá tràng

Loét dạ dày tá tràng cũng là một trong những chứng bệnh đường tiêu hóa phổ biến và khá nguy hiểm. Đây là các vết loét hình thành từ niêm mạc dạ dày, tá tràng (phần trên ruột non) bị bào mòn bởi một loại dịch có tính axit.

Các vết loét này hầu như đều do vi khuẩn H.pylori làm viêm nhiễm gây ra. Ngoài vi khuẩn, còn có một số yếu tố gây ra loét dạ dày tá tràng như thuốc lá, rượu bia, di truyền, căng thẳng hoặc một số loại thuốc kháng viêm như ibuprofen, Acid acetyl salicylic (làm suy yếu niêm mạc dạ dày).

Biểu hiện của bệnh gồm đau bụng, buồn nôn, chán ăn, sút cân. Đàn ông dễ mắc bệnh hơn phụ nữ.

Để điều trị loét dạ dày tá tràng, cần hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh. Nếu do thuốc kháng viêm thì có thể dùng các loại thuốc ức chế axit để hỗ trợ điều trị. Nếu do vi khuẩn H.pylori thì cần sử dụng kháng sinh. Người bệnh cũng cần phải kiêng sử dụng thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích trong quá trình điều trị.

Không dung nạp lactose

Không dung nạp lactose là chứng bệnh đường tiêu hóa rất phổ biến (khoảng 70% dân số thế giới gặp khó khăn trong việc tiêu hóa lactose). Người mắc hội chứng này thường bị đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy sau khi uống sữa hoặc các sản phẩm từ sữa. Nguyên do là không tiêu hóa được đường lactose trong sữa.

Hội chứng này có thể gây khó chịu nhưng không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe. Hội chứng này thường xảy ra ở trẻ nhỏ hoặc người già, và thường chỉ xảy ra trong một giai đoạn nhất định, không kéo dài.

Để giải quyết tình trạng này, bạn nên sử dụng các loại sữa có hàm lượng lactose thấp. Ngoài ra, khi sử dụng sữa, nên dùng từ từ với lượng nhỏ để cơ thể thích nghi và tạo ra men tiêu hóa lactose. Nếu cần thiết có thể sử dụng men vi sinh hoặc men tiêu hóa (men tiêu hóa chỉ sử dụng trong thời gian rất ngắn và theo chỉ định của bác sĩ)

Hội chứng ruột kích thích (IBS)

Một bệnh đường tiêu hóa rất thường gặp khác là hội chứng ruột kích thích. Nguyên nhân của bệnh hiện chưa được xác định rõ. Triệu chứng: đau bụng, nổi cục, rối loạn đại tiện, mất ngủ, mệt mỏi…Bệnh tuy không nguy hiểm nhưng lại gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.

Ở Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh là 15-20% dân số, phổ biến trong độ tuổi 40 – 60 tuổi. Nữ giới khả năng mắc bệnh cao hơn nam giới.

Hội chứng ruột kích thích hiện đang được trị nhiều bằng kháng sinh. Nhưng hiệu quả chỉ khoảng 35%. Bạn cần hiểu rõ, biểu hiện điển hình là do mất cân bằng hệ vi sinh, hại khuẩn phát triển vượt lợi khuẩn. Do đó, để điều trị hiệu quả bệnh đường tiêu hóa này, nên bổ sung lợi khuẩn bằng men vi sinh. Ngoài ra, cũng cần thay đổi lối sống bằng cách ăn nhiều thực phẩm có chất xơ, tập luyện thể dục thể thao đều đặn, hạn chế rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích.

Xem tiếp: Sữa non alpha lipid giúp được gì cho người nhiễm khuẩn đường ruột

Xem thêm nhiều video chia sẻ hơn tại kênh youtube

https://www.youtube.com/channel/UCLcx1TG62krWBDE2Y91IsQw

Bình chọn cho post

Đánh giá bài viết này