Bệnh vảy nến là gì?

Bệnh vảy nến là căn bệnh về da với đặc trưng là những vùng da khác thường. Những vùng da này thường có màu đỏ, ngứa ngáy và đóng vảy. Lượng tế bào da này sẽ liên tục tiếp cận bề mặt da và chết. Khi đó, những vùng da đó sẽ có mảng đỏ được bao phủ bằng những vảy trắng. Bệnh vảy nến có thể xuất hiện khu trú hoặc lan toả khắp cơ thể. Trong thời gian bị bệnh, nếu da tiếp tục chịu những tổn thương sẽ gây ra sự thay đổi cho mức độ nghiêm trọng của bệnh vảy nến, hay còn gọi là hiện tượng Koebner (Koebner phenomenon).

Không thể dự đoán và gây kích ứng, bệnh vảy nến là căn bệnh khó chữa trị cũng như dai dẳng bậc nhất. Bệnh nhân bị vảy nến có số lượng tế bào da cao gấp 10 lần người bình thường Nếu để bệnh kéo dài, các lớp cấu tạo da như sừng, biểu bì sẽ bị thay đổi. Bệnh nhẹ chỉ xuất hiện ở một vài vị trí nhưng trường hợp nặng, bệnh có thể lan rộng toàn thân khiến bệnh nhân mặc cảm, xấu hổ. Điều đáng lo là bệnh vẩy nến cho đến nay vẫn chưa có phương pháp chữa trị dứt điểm.

Các loại bệnh vảy nến thường gặp

Các loại bệnh vảy nến thường gặp

Đọc thêm: Các nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh vảy nến

Các loại bệnh vảy nến thường gặp

Theo các nghiên cứu y học quốc tế, hiện có 5 loại bệnh vảy nến chính: vảy nến thể mảng, vảy nến thể chấm, vẩy nến uốn, vẩy nến mụn mủ và vẩy nến đỏ da toàn thân.

Vảy nến thể mảng (vảy nến Plaque) còn được gọi là vảy nến vulgaris, chiếm khoảng 85% – 90% các trường hợp bị vảy nến. Người bệnh xuất hiện những mảng đỏ cùng vảy trắng. Những vùng da dễ bị ảnh hưởng nhất đó là mặt sau của cẳng tay, cẳng chân, quanh rốn và da đầu.

Vảy nến thể giọt (Vảy nến Guttate): những tổn thương có dạng chấm nhỏ trên da.

Vảy nến thể mủ (Vảy nến pustular): có những mụn nước chứa mủ trên da.

Vảy nến thể uốn (Vảy nến inverse): hình thành những đốm đỏ ở các nếp gấp da.

Vảy nến thể đỏ da toàn thân (Vẩy nến Erythrodermic): Đây có thể coi là biến chứng của những loại vẩy nến trên. Bệnh xảy ra khi các vùng tổn thương lan rộng. Móng tay, kẽ tay hay móng chân là những nơi chịu ảnh hưởng chính.

Các triệu chứng và biểu hiện thường gặp của bệnh vảy nến

Xuất hiện vẩy, mảng bám trên da

Đây là biểu hiện dễ nhận thấy của 2 thể vảy nến đó là thể mảng bám và thể đỏ da toàn thân thường thấy xuất hiện trên khuỷu tay, đầu gối, vùng da đầu, lưng có những vùng da dày, cộm lên và được phủ bằng lớp vảy màu trắng. Đây là triệu chứng bệnh đặc trưng bệnh vảy nến Vulgaris.

Mảng bám, vảy xuất hiện trên toàn bộ bề mặt da trên cơ thể, kèm theo đó là ngứa, sưng và đau là triệu chứng bệnh vảy nến toàn thân (Erythroderma). Tình trạng này có thể gây nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân bởi nó có thể gây gián đoạn khả năng điều chỉnh thân nhiệt và sức đề kháng.

Xuất hiện các mụn mủ

Đây thường là triệu chứng đặc chưng của bệnh vảy nến Pustular, các mụn mủ thường xuất hiện chủ yếu ở bàn tay và bàn chân. Ở một số trường hợp, mụn mủ lan rộng ra trên toàn cơ thể. Nguyên nhân chính có thể giải thích cho tình trạng này đó là do sự nhiễm trùng (Palmoplantar pustulosis).

Một dạng khác của bệnh vảy nến mụn mủ đó là Acrodermatitis Continua. Ở dạng này, các mụn mủ chỉ xuất hiện khu trú ở ngón tay và ngón chân, đôi khi lan lên tay hoặc chân.

Pustulosis Palmaris et plantaris cũng là một dạng mụn mủ khu trú ở lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân. Mụn mủ có màu đỏ, dễ vỡ và đóng vảy.

Vảy nến mụn mủ hình khuyên (APP) là dạng vảy nến phổ biến ở trẻ nhỏ và có thường gặp ở phụ nữ. Triệu chứng bệnh vảy nến mụn mủ hình khuyên này là những mảng hình vòng xung quanh mụn mủ, đóng vảy màu vàng. Cổ, cánh tay, chân và phần thân là những vùng dễ xuất hiện những nốt mụn.

Một trong những dạng vảy nến hiếm và nghiêm trọng nhất đó là Generalized, hay còn gọi là vảy nến mụn mủ khi mang thai. Sự phát triển của bệnh là do nhiễm trùng, giảm canxi máu, sự sụt giảm đột ngột của chất kháng viêm được sản xuất trong vỏ thượng thận. Bệnh khởi đầu với việc xuất hiện nhiều mụn có mủ, khi mủ vỡ ra sẽ kèm theo tình trạng sốt, đau cơ, buồn nôn, và lượng tế bào máu trắng tăng lên.

Xuất hiện các tổn thương da điển hình

Triệu chứng bệnh vẩy nến uốn (vảy nến đảo ngược): xuất hiện các vùng da có dạng như da non, nhưng cộm lên và có nhiều kích thước khác nhau. Bệnh chủ yếu ở các nếp gấp da, đặc biệt xung quanh bộ phận sinh dục (giữa đùi và háng), nách, trong các nếp gấp da của bụng thừa cân, dưới ngực.

Biểu hiện bệnh vảy nến thể giọt: triệu chứng dễ nhận biết nhất đó là vô số những tổn thương nhỏ, có vảy, màu đỏ hoặc hồng. Những nốt đỏ này có thể xuất hiện trên cả cơ thể nhưng tập trung nhiều ở trên thân, tay chân và da đầu. Bệnh khởi phát do bị nhiễm liên cầu khuẩn.

Vảy nến dẫn đến bong tróc da ở miệng: Khi bệnh vảy nến xảy ra ở niêm mạc miệng, triệu chứng thường không rõ ràng nhưng nó có thể xuất hiện dưới dạng mảng màu trắng hoặc xám vàng và lưỡi nứt nhẹ.

Vảy nến tiết bã: Có những mảng đỏ có vảy nhờn ở những vùng như da đầu, trán, các nếp gấp da bênh cạnh mũi, da xung quanh miệng, da trên ngực ở trên xương ức.

Sự thay đổi ở móng tay, móng chân

Bệnh vẩy nến có thể ảnh hưởng và tạo ra một loạt các thay đổi ở móng tay và móng chân. Những thay đổi này bao gồm rỗ móng tay (xuất hiện những vết lõm nhỏ bằng đầu kim), làm trắng móng, mao mạch dưới móng tay vỡ dẫn đến chảy máu, lớp da dưới móng tay chuyển màu vàng hoặc đỏ, dày da dưới móng tay, tách móng, thậm chí là bung móng.

Xem tiếp: Sữa non alpha lipid giúp được gì cho người bệnh vảy nến?

 

Theo dõi fanpage để cập nhật được nhiều thông tin hơn

https://www.facebook.com/S%E1%BB%AFa-non-alpha-lipid-lifeline-nh%E1%BA%ADp-kh%E1%BA%A9u-1889763484372913/

Bình chọn cho post

Đánh giá bài viết này