Bệnh loãng xương ở người cao tuổi

Bệnh loãng xương ở người cao tuổi là một trong những bệnh phổ biến và gần như là bệnh không thể tránh khỏi lúc về già, đến nỗi nhiều người cao tuổi đã chấp nhận nó như là một quy luật tất yếu của tự nhiên. Bệnh loãng xương không chỉ gây đau đớn mà còn khiến cho người cao tuổi gặp khó khăn mỗi khi vận động, thậm chí dẫn đến giòn xương, gãy xương và trở thành tàn phế. Người già, người cao tuổi thường dễ bị loãng xương do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể. Loãng xương tác động trực tiếp gây ra các cơn đau, dễ thoái hóa, làm giảm khả năng vận động của người bệnh nên ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt và cuộc sống. Vậy làm thế nào để người cao tuổi có được xương khớp dẻo dai, kéo dài tuổi thọ đang được gia đình và xã hội quan tâm đến. Điều trị bệnh loãng xương ở người cao tuổi hiện nay là vô cùng cần thiết.

Bệnh loãng xương ở người cao tuổi

Bệnh loãng xương ở người cao tuổi

Tìm hiểu: Canxi đối với phụ nữ mang thai

Các nguyên nhân gây ra bệnh loãng xương ở người cao tuổi

Bệnh loãng xương có rất nhiều nguyên nhân gây ra như: thiếu hụt canxi, vitamin, bệnh nội tiết, bệnh thận gây đào thải quá nhiều canxi, hậu quả của việc dùng thuốc corticoid kéo dài; trong đó chứng loãng  xương của tuổi mãn kinh và của người cao tuổi chiếm khoảng 90% các trường hợp. Tỉ lệ đó cho thấy căn bệnh loãng xương ở người cao tuổi đang là vấn đề báo động và cần được mọi người chú trọng quan tâm nhiều hơn nữa.

Nguyên nhân người cao tuổi hay bị loãng xương phần lớn là do sự lão hóa của tuổi tác gây ra. Khi tuổi càng cao, các cơ quan chức năng như dạ dày, đường ruột, gan, thận, … cũng ngày càng bị lão hóa theo. Khi đó, xương hấp thụ canxi và những chất dinh dưỡng kém, dẫn đến mất cân bằng giữa việc tạo và hủy xương, khiến xương trở nên thưa và xốp hơn. Bởi trong cơ thể người, cấu trúc của xương được đổi mới liên tục, chất xương cũ sẽ bị hủy và chất xương mới được tạo ra. Nếu sự hủy xương nhiều mà không được bù đắp đủ thì sẽ gây ra bệnh loãng xương.

Đặc biệt, phụ nữ sau độ tuổi mãn kinh chiếm tỉ lệ loãng xương tương đương với loãng xương do tuổi già. Bởi sau tuổi mãn kinh, hoạt động của buồng trứng ngưng lại gây thiếu hụt nội tiết tố estrogen, làm cho các tế bào hủy xương gia tăng hoạt tính, trong khi chức năng điều hòa và hấp thụ canxi bị suy giảm. Đây cũng là nguyên nhân phụ nữ sau độ tuổi mãn kinh mắc bệnh loãng cao hơn ở nam giới.

Ở những người cao tuổi do hậu quả của quá trình lão hóa tự nhiên dễ dẫn đến mắc phải nhiều bệnh, trong đó có các bệnh về xương khớp và loãng xương. Bên cạnh đó còn do các yếu tố tác động bao gồm:

– Do bệnh nội tiết: cường tuyến giáp, cường tuyến cận giáp, cường tuyến vỏ thượng thận, tiểu đường… và đặc biệt là suy giảm chức năng của các tuyến sinh dục (buồng trứng với nữ và tinh hoàn đối với nam).

– Do bệnh thận nặng đào thảo quá nhiều canxi ra khỏi cơ thể

– Do sử dụng các loại thuốc chữa bệnh tiểu đường, thuốc chống động kinh, các loại thuốc kháng viêm dài ngày khiến cho sự hấp thụ canxi của cơ thể kém đi.

– Do mắc phải các bệnh xương khớp mãn tính như bệnh thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp.

– Do ít vận động hoặc chấn thương.

Cách phòng ngừa bệnh loãng xương ở người cao tuổi

Để tránh tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng”, có bệnh rồi mới chữa là điều không nên. Do đó, cách  điều trị tốt nhất vẫn là phòng bệnh hơn chữa bệnh, giúp làm chậm lại quá trình mất xương do sinh lý/bệnh lý, bằng các cách sau:

Đảm bảo một chế độ ăn đầy đủ các dưỡng chất có chứa canxi, magnesium, vitamin D,K và các khoáng chất khác.

Tăng cường vận động, tập thể dục hàng ngày bằng những bài tập hợp lý như yoga, dưỡng sinh, đi bộ cũng là cách tăng độ dẻo dai xương khớp.

Tránh dùng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá.

Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần, sau độ tuổi 50.

Với chị em phụ nữ, nên bổ sung nội tiết tố estrogen để hạn chế việc kích thích quá trình hủy xương.

Xem tiếp: Tại sao người cao tuổi hay bị thiếu canxi?

Đăng ký kênh để xem thêm nhiều video chia sẻ hơn:

https://www.youtube.com/channel/UCLcx1TG62krWBDE2Y91IsQw

 

Bình chọn cho post

Đánh giá bài viết này