Chúng ta có đang dung túng cho hàng giả?

Quy luật “có cầu ắt có cung” là một quy luật không thể chối cãi trong nền kinh tế thị trường thậm chí nó còn đúng trong cả trong việc sản xuất và buôn bán hàng giả. Phải có người tiêu thụ thì hàng giả mới được tung ra thị trường với số lượng lớn như vậy. Dẫu biết rằng, có những loại hàng hóa được làm giả rất tinh vi, khó mà nhận biết được bằng mắt thường, nên nhiều người đã bị mua phải đồ rởm với giá đắt. Nhưng trên thực tế, thói quen thích mua hàng rẻ không phải là không phổ biến trong giới người tiêu dùng. Chỉ cần nghe hoặc thấy hàng rao bán với giá rẻ hay được khuyến mãi, không ít người tiêu dùng liền đổ xô vào mua ngay; không ít người biết rõ đó là hàng giả nhưng vẫn cứ mua.

Thực tế nêu trên cho thấy, hàng giả không lừa người tiêu dùng, mà người tiêu dùng tự chấp nhận chúng. Cái “văn hóa tiêu dùng” đó đương nhiên là yếu tố quan trọng dung túng cho hàng giả phát triển.

Tham khảo thêm: Hàng giả ngày càng giống … thật

Chúng ta có đang dung túng cho hàng giả?

Chúng ta có đang dung túng cho hàng giả?

Chúng ta đang dung túng hàng giả như thế nào?

Yếu tố đầu tiên quan trọng mà các đối tượng làm hàng giả khai thác được mạnh nhất chính là tâm lý ham hàng giá rẻ của người tiêu dùng. Đánh đúng tâm lý đó bọn chúng thường quảng cáo rầm rộ sản phẩm với giá rẻ hơn nhiều so với giá đúng của sản phẩm chính hãng cùng nhiều khuyến mãi để giăng bẫy người mua. Và hầu như chúng thường không phải đợi quá lâu bởi không ít người chỉ vì một chút lợi ích nhỏ trước mắt mà quên đi các yếu tố nguồn gốc, chất lượng, … thậm chí đôi khi đánh cược cả sức khỏe, tính mạng của mình bởi những loại thực phẩm được làm giả, làm nhái tinh vi.

Và đôi khi chính cả người tiêu dùng biết đó là hàng giả nhưng vẫn vô tư mua về sử dụng bởi đơn giản là nó…rẻ, với suy nghĩ hàng giả dùng cũng được mà. Chẳng hạn một cái áo hàng hiệu quá đắt thôi mua một cái hàng fake mặc cũng được mà; cái điện thoại chính hãng đắt gấp mấy lần hàng nhái của Trung Quốc thôi mua đỡ cái rởm dùng đỡ cũng được, …và dần dần thói quen đó ngày một lớn lên chúng ta sẵn sàng chấp nhận tiếp tục mua những mặt hàng giả, hàng nhái kém chất lượng khác thậm chí là các loại thực phẩm giả bì vì chúng rẻ hơn, giống như trước giờ mình cũng đã từng làm rồi mà.

Và đôi khi hàng giả còn có cơ hội phát triển lớn mạnh bởi sự im lặng, và dung túng của chính những người tiêu dùng, chính những người đã bị nó qua mặt. Bởi tâm lý người tiêu dùng khi lỡ bị lừa mua phải hàng giả, hàng fake đôi lúc cảm thấy xấu hổ không muốn nói cho người khác biết, không muốn thừa nhận là mình đã bị lừa, bị dẫn mũi,… hay tâm lý sợ sệt không dám đứng lên vạch mặt bọn lừa đảo bởi sự phiền phức, sợ mang vạ vào thân,… Chính sự im lặng đó đã làm giúp vấn nạn hàng giả ngày càng phát triển mạnh mẽ, lan tràn khắp mọi nơi.

Xem tiếp: Luật nhân quả trong kinh doanh

Chúng ta nên làm gì trước vấn nạn hàng giả?

Mỗi người tiêu dùng chúng ta đều có một quyền năng tối thượng, bởi khách hàng thường được ví như là Thượng Đế, thế nhưng được bao nhiêu Thượng Đế sử dụng hiệu quả các quyền năng mình có trong tay.

Đầu tiên quyền mua sản phẩm hay không ở chính bản thân chúng ta, không ai bắt buộc ta phải mua bất cứ gì nếu chúng ta không muốn. Bởi vậy, người tiêu dùng cần tìm hiểu kỹ về sản phẩm: nguồn gốc xuất xứ, thành phần, công dụng, hóa đơn chứng từ kèm theo sản phẩm, cách thức kiểm tra hàng giả,… trước khi mua sản phẩm để đảm bảo mua được hàng chính hãng. Tuyệt đối tránh xa những nơi bán hàng không rõ nguồn gốc, không hóa đơn chứng từ, không có bất kỳ hướng dẫn rõ ràng nào, …

Khi phát hiện một sản phẩm giả, một điểm bán hàng giả thì ta nên cảnh báo cho mọi người xung quanh để không phải mua nhầm những mặt hàng trên. Và chúng ta có quyền cùng cộng đồng đứng lên tẩy chay các sản phẩm giả, hàng nhái kém chất lượng đó để vấn nạn hàng giả ngày càng được đẩy lùi.

Bài liên quan: Sữa non alpha lipid lừa đảo!

Theo dõi fanpage để cập nhật nhiều thông tin hơn

https://www.facebook.com/C%E1%BB%ADa-h%C3%A0ng-s%E1%BB%AFa-non-alpha-lipid-lifeline-335136783591074/

Bình chọn cho post

Đánh giá bài viết này