Luật nhân quả trong kinh doanh

Quy luật nhân quả đã tồn tại và ngày càng được củng cố qua hiện thực cuộc sống từ xưa đến nay. Rất nhiều người đã lấy quy luật nhân quả làm kim chỉ nam cho những suy nghĩ và hành động của mình bởi họ biết rõ gieo nhân nào sẽ gặp quả nấy, gieo nhân lành sẽ nhận được quả ngọt, sẽ có một cuộc sống hạnh phúc, tâm được thanh thản. Quy luật nhân quả đúng trong mọi lĩnh vực đặc biệt là lĩnh vực kinh doanh, nếu bạn kinh doanh với một cái tâm tốt bạn cũng sẽ nhận được sự ủng hộ tốt từ khách hàng, nếu làm ăn theo kiểu bịp bợm lừa đảo thì sớm muộn bạn cũng sẽ bị khách hàng tẩy chay. Qua một thời gian kinh doanh sữa non alpha lipid càng ngày tôi càng nhận thấy sự đúng đắn của quy luật này.

Luật nhân quả trong kinh doanh

Luật nhân quả trong kinh doanh

Đọc thêm: Chúng ta có đang dung túng cho hàng giả

Sự vận hành của quy luật nhân quả trong kinh doanh

Nói một cách dễ hình dung nhất, “nhân” trong quy luật này chính là bản thân bạn, chính là sản phẩm của bạn, là những giá trị mà bạn mang đến cho khách hàng còn “quả” chính là những cảm nhận của khách hàng, những phản hồi của khách hàng đối với bạn.

Nếu khi bắt đầu kinh doanh bạn luôn đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu, sản phẩm của bạn có chất lượng tốt mang lại cho khách hàng sức khỏe, sự tiện lợi, thoải mái, … cùng với sự tư vấn nhiệt tình, chăm sóc khách hàng thường xuyên tức là bạn đang gieo một cái “nhân” cực kỳ tốt. Và thuận theo quy luật thì bạn cũng sẽ nhận được thành quả tốt đó chính là những phản hồi tốt từ khách hàng, khi sử dụng sản phẩm có hiệu quả cùng chế độ chăm sóc tốt họ sẽ trở thành khách hang thường xuyên của bạn và không ít trường hợp chính họ là người giới thiệu sản phẩm của bạn cho người thân, bạn bè giúp bạn có thêm nhiều khách hàng mới, ngày càng mở rộng mạng lưới kinh doanh.

Và có thể những phản ứng tốt từ khách hàng đó cũng lại là một cái “nhân” tốt để dẫn đến việc bạn sẽ có nhiều điều kiện để hoàn thiện sản phẩm hơn, để chăm sóc khách hàng ngày càng tốt hơn, mối quan hệ giữa người bán – người mua ngày càng gắn bó hơn. Cứ như thế vòng tuần hoàn “nhân – quả” cứ lặp đi lặp lại làm cho đôi bên ngày càng trở nên tốt hơn, ngày càng nhận được nhiều lợi ích hơn.

Trong trường hợp bạn gieo một “nhân” xấu thì vòng tuần hoàn “nhân – quả” cũng sẽ vận hành chu trình của nó nhưng lại đi theo một chiều hướng tiêu cực giống như cái “nhân” đã gieo ban đầu. Tức là người kinh doanh với thủ đoạn lừa đảo, làm ăn theo kiểu chụp giật, sản phẩm thì kém chất lượng hay được làm nhái với mục đích có được lợi ích nhiều nhất có thể cho bản thân mình và cũng chẳng cần tới việc tư vấn hay chăm sóc khách hàng bởi đối với họ tiền là trên hết. Và lẽ dĩ nhiên khi khách hàng sử dụng không có hiệu quả thì sẽ chẳng dại gì họ sử dụng lại lần thứ 2 thậm chí là sẽ cảnh báo những người khác tránh xa sản phẩm của bạn. Có lẽ đến khi sản phẩm của mình không còn bán được cho ai, bị xã hội tẩy chay thì bạn mới hiểu ra mình đã sai ngay từ lúc mới bắt đầu.

Quy luật nhân quả đối với những người cùng kinh doanh

Đối với những người cùng kinh doanh một mặt hàng thông thường sẽ không khỏi xảy ra sự cạnh tranh, thế nhưng phương thức cạnh tranh như thế nào đều do bản thân mình quyết định. Bạn muốn cạnh tranh theo kiểu đấu đá lẫn nhau, chơi xấu nhau để kéo nhau cùng chết theo suy nghĩ “ăn không được phá cho hôi” hay cạnh tranh lành mạnh, lấy sự cạnh tranh làm động lực để hoàn thiện sản phẩm hơn, chăm sóc khách hàng tốt hơn, khai phá nhiều thị trường mới hơn để đạt đạt nhiều thành công hơn.

Và có lẽ phương thức tốt nhất là biến cạnh tranh thành hợp tác, cùng nhau trao đổi để đưa ra sản phẩm tốt nhất, tìm hiểu cách chăm sóc khách hàng tốt nhất, nghiên cứu thêm nhiều thị trường mới để cùng nhau phát triển. Có thể đi một mình bạn sẽ đi nhanh hơn nhưng khi đi cùng nhau bạn sẽ đi xa hơn.

Đọc thêm: Gậy ông đập lưng ông

                    Sữa non alpha lipid lừa đảo?

 

Theo dõi fanpage để có được thêm nhiều thông tin hơn

https://www.facebook.com/S%E1%BB%AFa-non-alpha-lipid-lifeline-nh%E1%BA%ADp-kh%E1%BA%A9u-1889763484372913/

Bình chọn cho post

Đánh giá bài viết này